Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009

Earth Hour - Giờ Trái Đất

Hôm nay là 28/03/2009, ngày thứ bảy cuối cùng trong tháng Ba hằng năm diễn ra “Giờ Trái Đất”.Tôi biết sự kiện này do WWF khởi xướng đầu tiên tại Sydney (Úc) vào năm 2007 tổ chức,nhưng năm nay có nhiều quốc gia hưởng ứng hơn, trong đó có Việt Nam.Tôi cũng thấy việc làm tắt hết đèn điện trong vòng 1 tiếng đồng hồ là có ích, tuy rằng…hơi ít.Nói tóm lại,tôi ủng hộ Earth Hour.
Tối nay tôi tắt tất cả điện đóm trong phóng riêng của mình, mình thích tự nguyện hơn là việc cắt điện vô cớ- vô tội vạ của EVN như thường lệ.
Tôi rất ủng hộ phong trào tiết kiệm năng lượng, trở về thiên nhiên. Nhưng ở một nuớc thường xuyên bị cúp điện như nước ta , việc phát động giờ Trái Đất phải chăng chỉ là hình thức. Chiến dịch giờ Trái Đất được WWF phát động trên toàn cầu kêu gọi người dân, doanh nghiệp và các thành phố tắt điện một tiếng vào buổi tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 để nhằm thể hiện cam kết của mình vào giải quyết các vấn đề toàn cầu, cụ thể ở đây là vấn đề biến đổi khí hậu chứ không mang ý nghĩa tiết kiệm điện một cách thông thường. Việc bạn chủ động tắt điện trong một giờ bao hàm một ý nghĩa lớn hơn nhiều, thể hiện sự cam kết với mọi người dân trên toàn thế giới để cùng hành động. Đầu tiên tôi muốn nói cũng là "cúp điện" nhưng mà ý nghĩa khác hẳn nhau. Việc cúp điện xảy ra thường xuyên do cầu vượt cung là vấn đề nóng trong nhu cầu phát triển đất nước, nhưng việc tự mình "cúp điện" trong chiến dịch giờ Trái Đất, ngoài ý nghĩa tiết kiệm năng lượng ra nó còn tạo cho người dân một ý thức sử dụng năng lượng hiện có một cách hợp lý nhất. Và điều này tôi tin rằng sẽ góp phần rất lớn vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng có hạn hiện nay của VN.
Đầu tiên tôi muốn nói cũng là "cúp điện" nhưng mà ý nghĩa khác hẳn nhau. Việc cúp điện xảy ra thường xuyên do cầu vượt cung là vấn đề nóng trong nhu cầu phát triển đất nước, nhưng việc tự mình "cúp điện" trong chiến dịch giờ Trái Đất, ngoài ý nghĩa tiết kiệm năng lượng ra nó còn tạo cho người dân một ý thức sử dụng năng lượng hiện có một cách hợp lý nhất. Và điều này tôi tin rằng sẽ góp phần rất lớn vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng có hạn hiện nay của VN.
Lần đầu tiên nghe về, giờ Trái Đất tôi cứ nghĩ đến lúc đó cả nhà tôi sẽ bị cúp điện. Nhưng khi tìm hiểu kỹ lưỡng thì tôi mới biết đó là việc tự nguyện chứ không phải ép buộc .
Tuy nhiên, tôi cũng gặp phải một số người phản ứng rằng tắt điện có 1 giờ một năm thì có lợi gì, tiết kiệm được bao nhiêu! Thậm chí có người bảo “không quan tâm”.
Mặc dù giờ Trái Đất là tự nguyện, ai thích thì làm, không thích thì thôi nhưng tại sao mọi người không quan tâm đến tương lai chung? Nếu không có sự hưởng ứng của nhiều người trên thế giới thì làm sao giờ Trái Đất có thể lan đến 83 nước từ Úc? Nếu mọi người bảo chỉ có một giờ làm sao mà có ích thì sao không biến nó thành nhiều giờ? Từ hưởng ứng lần đầu tiên đến tự giác cho mỗi tuần, mỗi ngày? Chúng ta phải sống và hành động vì chúng ta chứ đâu thể thờ ơ như thế được.
Chỉ cần tiết kiệm được 1% lượng điện thương phẩm thì chúng ta có thể tiết kiệm được khoảng 680 triệu kWh/năm. Trong khí đó, để có được 1kW công suất của nhà máy điện, Nhà nước phải bỏ ra 1.000 USD để đầu tư. Ở Việt Nam, để sản xuất ra 1 kWh điện sẽ phát thải vào môi trường 0,43kg CO2. Chi phí đầu tư sản xuất 1 MW điện từ thủy điện lớn (trên 50 MW) là 1 triệu USD.
Đất nước nào cũng chỉ có một bộ máy Chính phủ trong khi dân số ngày càng gia tăng.Người dân chúng ta chỉ biết đòi hỏi hết thứ này đến thứ khác nhưng không biết thông cảm và tiết kiệm- bảo vệ tài nguyên – năng lượng thì thử hỏi Chính phủ nào chịu cho nổi ?
lưới điện
Nóng lên toàn cầu là một thách thức lớn đối với mọi người trên thế giới. Trước đây 30 năm người ta nghĩ đó là hiện tượng tự nhiên. Song nay các nhà khoa học xác định rõ: do hành động của con người. Hiệu ứng nhà kính tăng nhanh vài chục năm qua, nhiệt độ Trái đất nóng lên gây thiên tai trên toàn thế giới nhưng ở đâu nước nghèo, người nghèo cũng chịu thiệt hại nhất. Mọi người phải góp phần giảm bớt hiệu ứng nhà kính bằng cách tiết kiệm điện. Bởi vì khi sản xuất điện, con người đốt quá nhiều nhiên liệu: dầu, khí, than đá và những năng lượng khác. Thật ra tiết kiệm không chỉ trong một giờ mà một Giờ Trái Đất là khởi động. Sau đó, mọi người, mọi lúc, mọi nơi cần thực hiện tiết kiệm năng lượng mới giảm được biến đổi khí hậu”.
Chuyện này đâu quá khó! Không chỉ là 1 tiếng đồng hồ tắt điện theo chương trình Earth Hour, chúng ta hòan toàn có thể biến miỗi ngày đều có Giờ Trái Đất cho riêng mình, vì ích lợi của ban3 thân mình.Tiết kiệm điện có khó lắm đâu nào ! Tắt màn hình hoặc để screensaver khi không hoặc tạm thời không sử dụng nữa.Rút hết các phích cắm tv,đầu đĩa,quạt khi ra khỏi phòng.Hạn chế mở máy lạnh trừ phi quá nóng nực..Có khó lắm không ?
Riêng nước ta, hiện tượng lãng phí điện, xài điện "chùa" hình như là chuyện bình thường nơi công sở và nơi công cộng hay thậm chí là nhà riêng cũng vậy. Trời lạnh vẫn mở máy lạnh, trời chưa tối đường sá đã sáng đèn, trời đã sáng nhưng đèn đường vẫn chưa tắt, ... là sao nhỉ? Là tại vì chúng ta chi biết sử dụng nhưng không hiểu được ý nghĩa “tiết kiệm”. Là khi chúng ta than vãn về hiện tượng nắng nóng quanh năm nhưng không biết cách hạn chế hậu quả của việc phá hoại môi trường, thế thôi.Vậy thì nếu như thiếu điện, bị cắt điện luân phiên hay thế này thế nọ thì ngoài việc quy trách nhiệm cho EVN và PVN thì cũng nên xem xét lại chúng ta đã và đang làm gì cho mảnh đất mà mình đang sinh sống.
Khi làm bất cứ việc gì thì chúng ta cũng nên tự hỏi bản thân mình trước : Làm như vậy rồi chúng ta sẽ ra sao !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét