Không chỉ là một cuốn tiểu thuyết về chính trị Trung Đông… đó là câu chuyện cuộc đời của con người trong một đất nước tươi đẹp đã bị hủy hoại đến hoang tàn..
Câu chuyện nồng nhiệt của Hosseini về sự phản bội và chuộc tội, được bao quanh bởi bối cảnh quá khứ bi kịch mới đây của đất nước Trung Đông.
Sức hút đầu tiên của Người đua diều với bạn đọc quốc tế nằm ở chỗ có lẽ đây là cuốn sách hiếm hoi được viết bằng tiếng Anh đã mở cho thế giới một cánh cửa để bước vào một nền văn hóa đầy bản sắc riêng của đất nước Afghanistan. Nơi đó đã từng là mảnh đất của niềm hạnh phúc, song ngay trong sự êm đềm qua dòng ký ức cậu bé Amir, chúng ta vẫn thấy được những mâu thuẫn tiềm ẩn qua sự phân biệt, kỳ thị giai cấp trong xã hội. Và cuối cùng thì cái ác hay chính là một thảm họa ập đến với dân tộc này, biến xứ sở yên bình thành nơi tàn khốc, đẫm máu, đổ nát và hoang tàn…
Thêm một câu chuyện đầy riêng tư, bắt đầu từ tình bạn gần gũi của Amir với Hassan, con trai của người giúp việc cho cha cậu, từ đó mọi sự đã bắt đầu và kết nối với nhau để làm nên cuốn sách. Sự mong manh của tình bạn đó, biểu tượng nơi những con diều mà hai đứa trẻ cùng chơi, phải trải qua thử thách khi chúng nhìn thấy cuộc sống xưa cũ của mình đã trôi qua. Bức tranh của Hosseini về một Afghanistan trước cách mạng thật ấm áp, hài hước nhưng cũng vô cùng căng thẳng trong sự phân biệt địa vị giữa các tộc người…
Câu chuyện, dù được kể theo dòng hồi ức song chân dung các nhân vật lại được khắc họa thật rõ nét, sống động, giúp người đọc hình dung về cộng đồng người Afghanistan với tâm hồn cao thượng, nhân hậu và yêu chuộng sự ngay thẳng. Và cảnh đua diều được miêu tả như những áng văn tuyệt vời, mà qua đó tác giả khẳng định “người Afghanistan yêu quý phong tục nhưng ghê tởm các luật lệ”, - nó như sự đối nghịch với một Afghanistan thời hiện tại bị quằn quại, ứa máu bởi sự dày xéo khủng khiếp của cái ác-lòng tham-sự ích kỷ.. Qua câu chuyện tưởng như rất riêng tư, rất cá nhân song người đọc có thể hình dung ra được bối cảnh lịch sử rộng lớn của Afghanistan.
Không chỉ hấp dẫn bởi câu chuyện mang tính thời sự, hay dừng lại ở cuộc viễn du về lịch sử - văn hóa của Afghanistan, mà Người đua diều còn thấm đẫm tính nhân văn khi trở lại với motip của sự sám hối. Hành trình mà Armil trở lại Afghanistan để chuộc lại lỗi lầm mà anh đã gây ra từ thời thơ ấu đối với người bạn nhỏ của mình. Một hành động ích kỷ con trẻ nhưng đã trở thành một nỗi ám ảnh trong suốt cuộc đời của Amir như một món nợ dai dẳng để cuối cùng anh phải trở về để “làm sạch” quá khứ. Cuộc trở về đã phơi bày ra trước mắt người đọc những sự thật tàn khốc của dân tộc, của những số phận con người trên mảnh đất mà anh từng được sinh ra. Những bi kịch, nỗi đau được viết với một sự dồn nén tuyệt vời của ngòi bút, tạo nên những áng văn gây xúc động tới mức choáng váng.
Cuốn tiểu thuyết phi thường đã khắc họa cuộc tranh đấu của cá nhân con người trong những giai đoạn tàn khốc nhất của lịch sử.cuốn sách mãnh liệt bậc nhất này kể lại câu chuyện về những điều tàn bạo khủng khiếp và một tình yêu mãnh liệt chưa được đền đáp. những điều đó đã thay đổi cuộc đời cuộc đời amir, người kể chuyện trong tác phẩm của khalled hosseini - một cậu ấm quý tộc đã lớn lên trong những ngày tháng yên bình cuối cùng của nền quân chủ, trước khi cách mạng nổ ra và đất nước cậu bị người nga kiểm soát. nhưng những sự kiện chính trị ở đây, cho dù được miêu tả rất kịch tính, vẫn chỉ là một phần của câu chuyện. với người đua diều, khaled hosseini đã mang tới cho ta một câu chuyện sống động và cuốn hút, nhắc ta nhớ rằng dân tộc afghanistan đã phải tranh đấu rất lâu để chiến thắng những thế lực hung tàn - những thứ mà cho đến tận bây giờ vẫn còn tiếp tục đe dọa họ.
Chiến tranh thật dễ bắt đầu nhưng rất khó để kết thúc.
Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét